NẾU KHÔNG KHOAN DUNG VÀ NHẪN NHỊN ĐƯỢC VỚI CON TRẺ THÌ MỌI SỰ NGOÀI KIA CHỈ LÀ MÔI MÉP.

NẾU KHÔNG KHOAN DUNG VÀ NHẪN NHỊN ĐƯỢC VỚI CON TRẺ THÌ MỌI SỰ NGOÀI KIA CHỈ LÀ MÔI MÉP.

“Nếu cha mẹ đánh đập hay nạt nộ thể hiện quyền với con cái trong một thời gian dài, những đứa trẻ đó không bao giờ dừng lại việc yêu thương cha mẹ nhưng chúng sẽ dừng việc yêu thương bản thân chúng”

Kính chào quý phụ huynh và các con. Sức khỏe, Bình An.

Tiêu đề bài viết rất rõ ràng và thực tế, ẩn ý sâu xa những cách hành xử của bậc cha mẹ, tôi chỉ cần nhìn cách hành xử của cha mẹ với con cái tôi sẽ đoán được 100% hành vi của cha mẹ đối xử với xã hội ngoài kia, quả không ngoa, quý vị cùng tôi phân tích rõ ràng.

Việc giáo dục con, chơi với con, ngủ với con và ăn với con là những việc hạnh phúc nhất mà tôi từng trải nghiệm, quá trình mang bầu trong ngóng, những động đậy trong bụng phập phồng cũng đã làm những người làm cha làm mẹ vui sướng nhường nào, khi ở ngoài hành lang đợi con chào đời (góc độ làm bố), đợi mãi.. không biết con mình ra chưa ? màu gì nhỉ :3 một loạt những cảm xúc hồi hộp và mong ngóng, tôi vẫn nhớ khi y tá đọc tên mẹ của con tôi, tôi đã chạy theo cô y tá điều dưỡng dọc hành lang của bệnh viện, lúc đó chẳng có ngại ngùng ai hết, tôi nhìn quanh chỉ có mỗi tôi chạy theo cô, mặc dù cô ý tá rất xinh nhưng tôi chạy theo chỉ để nhìn con tôi thôi, tôi bám theo cho đến khi các con được vào phòng chờ và tôi cứ quanh quẩn thấp thỏm đứng ở ngoài ngó ngó trông trông, cuối cùng tôi cũng được nhìn thấy con trực diện, ôi cái mũi kia của bố, ôi cái tai của bố rồi… trong người tôi có những cảm giác khó tả lắm, mình cuối cùng cũng có được con, cuối cùng cũng được làm bố, thêm nữa cũng có cảm giác lo âu, mình làm bố như thế nào ? dạy nó như thế nào ? chính những lúc đó tôi bắt đầu có suy tư về chính tâm can của mình, bắt đầu nhìn nhận rõ ràng hành vi và lối sống của mình. Quay trở lại cảm xúc làm bố, tôi không dám bế con vì thấy con bé xíu à, sợ không dám bế con, hơn 1 tuần sau tôi mới dám bé, ôi thật kỳ diệu phải không cha mẹ, việc mong con cứng cổ, mong con biết lẫy, mong con biết bò, mong con gọi bố mẹ đầu tiên.. tất cả những điều đó có phải là thiên đường không ạ.. Vậy các con cho chúng ta niềm vui hay nói cách khác chính các con giúp cha mẹ hạnh phúc và yêu thương nhau nhiều hơn và vì lý do gì khiến cha mẹ lại CÁU BẲN giận giữ, buông những lời khó chịu cay nghiệt và bực tức với con. Tại sao ?

Đó là vì ta quên đi những kỷ niệm ban đầu, đó là vì cha mẹ đòi hỏi ở các con khi chúng không theo ý cha mẹ, và đó là vì lý do những áp lực đời sống hàng ngày..và vô vàn lý do khác nữa.

Chúng ta là cha mẹ, cũng được ông bà chăm bẵm từ bé, sống trong một môi trường giáo dục sẽ ảnh hưởng tư tưởng giáo dục thời đó, và chính cha mẹ chúng ta ảnh hưởng trọn vẹn, điều mà ông bà thích thì chúng ta sẽ thích và hướng tới và tiếp theo chúng ta sẽ vô tình gián tiếp hay trực tiếp áp chế các con thích theo, mặc dù không biểu lộ ra ngoài.

· Ví dụ:

  • có những cha mẹ ở rất sạch sẽ, khi thấy cu con 2 tuổi bày binh bố trận đồ đạc trong nhà, rồi quát tháo hoặc có hành động cứng nhắc bảo con phải “sạch sẽ” gọn gàng, trong khi không biết rằng đó là thời kỳ con đang khám phá tò mò cực hạn, con đang tìm hiểu nhưng lại gượng ép và áp chế con theo quan điểm của cha mẹ là sạch sẽ gọn gàng, việc con khám phá không liên quan đến sạch sẽ.

  • · Việc con đang muốn tự xúc cơm, và rơi vãi là điều bình thường, nhưng sợ con rơi vãi xuống sàn bẩn hôi tanh, cha mẹ tự cướp quyền xúc cơm của con, chỉ vì sợ rơi vãi và ăn lâu mất thời gian.

  • · Khi con hỏi thắc mắc nhiều điều cha mẹ không những không trả lời mà nói “ con nói ít thôi” con nói lắm quá, con hỏi ít thôi, chỉ vì cha mẹ muốn được yên tĩnh, cái sự yên tĩnh của cha mẹ lớn hơn cả sự phát triển toàn diện của con sao ?

  • · Khi cha mẹ đang nghe điện thoại nói chuyện với đối tác hoặc cần xử lý việc, vì chỉ có 2 mẹ con hoặc 2 bố con, con còn nhỏ nhưng còn đòi bố hoặc mẹ, con đòi thứ nọ thứ kia, con cần nói chuyện với bố mẹ, chẳng nhẽ bố mẹ nỡ quát con im mồm, im lặng để bố/mẹ nghe điện thoại sao ? liệu có công bằng ?

  • · Khi con mới tắm giặt xong mặc bộ quần áo vừa mới mua, mà lại là quần áo đẹp xịn nữa chứ, con tò mò bứt khóa, kéo khóa, xé khóa rồi cứ thế quát mắng con và lý sự cái này cái kia với con sao ?

  • · Khi con ra ngoài chơi với bạn, con có đồ chơi, con đang chơi và chưa muốn chia sẻ với bạn, ông bố hay bà mẹ ở cạnh đó nói đạo lý con phải chia sẻ đồ chơi cho con, con phải cho bạn mượn, nói đi nói lại lý lẽ đạo lý trong khi con không thích vậy tự do ở đâu ? tính tự quyết ở đâu ?

  • · Khi con đang bi bô tập nói hoặc con đang diễn tả lời nói với cha mẹ hiểu, cha mẹ không biết điều, chưa đợi con nói hết câu đã tự ý nói hộ con và bắt con phải nói lại theo cha mẹ ? cái đó là chuẩn tắc sao ?

  • · Khi con có mẫu thuẫn với bạn vì chưa biết lý do hoặc đã biết lý do, cha mẹ thể hiện quyền uy nạt nộ con không được đánh bạn, không được như này như kia giữa chống đông người ? vậy liệu có làm tình cảm cha mẹ và con cái đi lên không ?

  • · Cả nhà đang nói chuyện vui vẻ trước giờ đi ngủ, chẳng may con hiếu động nhảy đập đầu vào mũi của cha mẹ đau điếng, chẳng nhẽ ta cũng tét mông con và nói những câu hằn học.

  • · Con đang đến tuổi khám phá, con cầm sách xé vụn, cha mẹ cũng quát hoặc ra lệnh không được xé?

  • · Lúc ăn cơm, khi con còn nhỏ, con cầm bát nước mắm tưới lên áo lên chân bố mẹ, chẳng nhẽ lúc đó người bố gào lên nạt nộ con? Một đứa trẻ 2 tuổi liệu có hiểu ? thay vì đó con sẽ sợ và kinh hãi cha mẹ.

  • · Vì con không chào người lớn hoặc chưa kịp chào vì một vài lý do khác, cha mẹ đã thúc giục con chào và có hành vi khó chịu thể hiện công cộng rồi nói hư thân hoặc điều gì đó tiêu cực với con giữa đám đông. Cha mẹ nghĩ việc con trẻ nên chào người lớn thể hiện lễ phép, được khen ngoan nhưng cha mẹ đâu có biết, chính cha mẹ cũng không bao giờ chào người hàng xóm, chính cha mẹ cũng không mau miệng chào hỏi mọi người, vì thế con đâu có được sự bắt trước và thực hành làm gương theo cha mẹ được.

  • · Khi con đang bị tật nói lắp, vì con đang đến độ tuổi đó bi bô diễn tả nhưng chưa thành văn, cha mẹ mất kiên nhẫn, bắt ép con không được nói lắp, còn thể hiện lấy tay tát vào miệng con, hoặc con chưa nói dứt câu thì nói hộ con, với ánh mắt khó chịu bực mình thì hỏi làm sao con có thể hết được tật nói lắp, con càng ngày càng tự ti và sẽ theo con cả đời.

  • · Cha mẹ dạy con học, sự nhận thức của con trẻ là khác nhau, không phải trẻ nào cũng như nhau, và tiềm năng của trẻ khác nhau cả về chất và lượng, thế nên việc dạy con học phải học trong hạnh phúc, khám phá và tò mò, chứ không phải học trong sự bất an, sợ, uy quyền và rập khuôn, có những cha mẹ vì con chậm hiểu, rầy la, mắng mỏ, từ đó khiến con càng sợ và chán ghét việc học tập, nếu con vui vẻ thì việc học trở nên dễ dàng, nhưng khi con sợ, ngồi vào bàn học là 1 đống áp lực, tâm trí con chỉ sợ bàn tay thô bạo của bố hoặc câu mắng nhiếc của mẹ, tâm trí của con còn đâu cho việc xử lý những vấn đề bài vở.

  • Khi công việc ngoài xã hội của cha mẹ không xuôi, mang bực tức về nhà, vô tình trút giận lên con, nếu trong gia đình có cu con rất hiếu động và nghịch (kiểu đáng yêu), thấy bố về, trong khi bố bị sếp mắng hoặc bất công gì gì đó, cu con zai ra trêu bố thể hiện sự yêu thương thôi, ông bố mất bình tĩnh và thể hiện với con không mềm mại, vậy con zai có lỗi với bố à? đó là điều vô lý.

  • Khi cha mẹ bị ốm, nhưng các con của chúng ta muốn chơi và muốn ở bên cùng cha mẹ, các con đâu có hiểu ốm là gì và ốm là phải nằm bệt đâu, vì các con nô đùa thậm chí nhảy lên người cha mẹ đang ốm, chẳng nhẽ vì cơn đau hoặc mệt mỏi mà ta hành xử quát tháo hét ầm nhà lên à? các con cần được giải thích và cần được ôn tồn và thậm chí cha mẹ phải gắng gượng hi sinh kể cả trong lúc ốm đau, vì đó không phải trách nhiệm mà vì tình yêu, vì sự đáng yêu của con chúng ta.

Trên đây là một số ví dụ nhỏ nhỏ thường nhật hàng ngày mà chúng ta vô tình hay cố ý thể hiện quyền uy đối với con, lý giải dạy dỗ con theo tư tưởng và thiên kiến của cha mẹ, chưa kể những lời lẽ thô bạo và những hành vi mất kiểm soát đối với con.

Dù cha mẹ có sống tốt, có đạo đức chăng nữa nhưng ép con phải giống cha mẹ hoặc ép con phải hành xử một cách văn minh giống cha mẹ thì đều là sự gượng ép và không phải là tình yêu. Tình yêu không có giới hạn và nguyên tắc nào cả. Kể cả ta có tốt như thế nào nhưng thể hiện sự áp đặt lên con trẻ chúng ta sẽ là người sai.

Điều cuối cùng tôi muốn kết luận cho logic với tiêu đề bài viết. Bất cứ 1 hành động bạo lực thô lỗ bao gồm đánh, chửi, hoặc thể hiện quyền uy không nhẫn nhịn của cha mẹ với con trẻ, đặc biệt là các con nhi đồng nhỏ tuổi, thì chính cha mẹ đó ra ngoài xã hội cũng sẽ không kiêng nể ai và tất cả chỉ là môi mép, đây là diễn biến tâm lý rát dễ hiểu, vì chính con họ, họ còn không thể nhẫn nhịn yêu thương được thì người ngoài kia khác máu tanh lòng họ sẽ không nhẫn nhịn được, họ không hiền như con mình, họ không đáng yêu như con mình, họ không làm hài lòng mình, vậy cha mẹ tính làm gì họ ? quát họ hay chửi họ hay nói khà khịa họ, họ cho biết luôn và ngay câu trả lời. Đây là 1 luận điểm rất logic, hãy yêu thương con trẻ vô điều kiện, không ép buộc con, không ra lệnh quyền uy với con, thay vào đó hãy làm gương cho con bằng cách hành động, muốn con ngăn nắp, mình hãy ngăn nắp trước, muốn con nhanh mồm miệng thì cha mẹ phải nhanh mồm miệng, muốn con ngủ sớm, cha mẹ nên ngủ sớm, muốn con học hành chăm chỉ thì cha mẹ cũng cần học cùng con, người ta gọi điều này là : THÂN GIÁO, có nghĩa là : lấy hành động của bản thân cha mẹ ra giáo dục con, chứ không phải lời nói, lý lẽ quyền uy giáo dục con. Khi ta yêu các con và khoan dung bao dung cho những hành vi rất trẻ con, cha mẹ cũng rèn được tính nhẫn nhịn và bình tĩnh hơn ngoài xã hội. Bài sau tôi sẽ nói về THÂN GIÁO.

Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???

Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!


     

    ĐỌC NGAY >>> Muốn dạy con trở thành người hạnh phúc,

    thành công phải đọc ngay bài này