LÀM GÌ SAU KHI CON ĂN VẠ?

LÀM GÌ SAU KHI CON ĂN VẠ?
Đối diện với cơn ăn vạ của con, ba mẹ có mong muốn gì?
– Mong con bớt ăn vạ đi một chút
– Mong mỗi lần ăn vạ đừng có gắt ầm lên hoặc nằm vật ra sàn nữa
– Mong con hiểu chuyện, để giảm tần suất những lần ăn vạ đi!
1. GHI NHẬN SỰ BÌNH TĨNH CỦA CON
– Woa! Bon đã bình tĩnh lại rồi này! Hôm nay con đã bình tĩnh hơn rất nhiều so với lần trước rồi đấy! Mẹ ôm con một cái nào!
Khởi đầu bằng một lời ghi nhận, khích lệ là sự động viên tốt nhất dành cho trẻ, giúp con có động lực lắng nghe và điều chỉnh cảm xúc vào lần sau
2. MIÊU TẢ TÌNH HUỐNG VỪA XẢY RA
Việc này giúp cho con thấy toàn cảnh vấn đề. Lúc này chúng ta chỉ miêu tả thứ tự các sự việc, đừng phán xét, đừng chỉ trích nhé!
Ví dụ:
– Lúc nãy con và bạn đang chơi với nhau. Con thích cái ô tô màu đỏ, nhưng bạn lấy mất. Con lấy lại nhưng bạn không đồng ý, và con khóc đúng không?
3. THỪA NHẬN CẢM XÚC CỦA CON
Trao đổi với con để thừa nhận một lần nữa cảm xúc của con vào lúc tình huống xảy ra, nhu cầu của con vào lúc đó và tìm hiểu nguyên nhân ẩn đằng sau nhu cầu cùng cảm xúc này.
– Với các bé đã nói tốt, chúng ta hãy cùng trao đổi và đặt câu hỏi để con có cơ hội nói ra mục đích của mình
– Với các bé chưa nói tốt, ba mẹ có thể đưa ra các câu nói phán đoán để con hiểu thêm về cảm xúc của mình, cũng như đặt ra câu hỏi lựa chọn để biết được kỹ hơn về nguyên nhân cho nhu cầu của con.
Ví dụ:
– Con rất tức giận vì bạn đã lấy cái ô tô mà con rất thích đúng không? Con muốn được chơi cái ô tô đấy đúng không ạ? Con có muốn bạn chia sẻ với con không?
4. HƯỚNG DẪN CON CÁCH GIẢI QUYẾT NẾU GẶP TRƯỜNG HỢP TƯƠNG TỰ
Hướng dẫn, thống nhất cách hành xử khác đi vào lần sau. Đây là bước huấn luyện cực hiệu quả cho khả năng giải quyết vấn đề sau này của bé, do đó khi con lớn dần lên thì ba mẹ hãy để con là người đưa ra những gợi ý cho cách hành xử khác đi của mình. Khi con chính là người tự đưa ra gợi ý, thì vừa thỏa mãn nhu cầu tự chủ và tự trao quyền của con, mà lại giúp con tự có ý thức điều chỉnh hành vi hơn.
Ví dụ:
– Lần sau, nếu bạn mang đồ chơi đi, hoặc không đồng ý chia sẻ với con, con nhớ hỏi bạn nhé. Con hỏi như thế nào nhỉ? “Cậu có thể chia sẻ với tớ được không?” nhé!. Nếu bạn không đồng ý, mà con vẫn rất muốn chơi, mình có thể nhờ người lớn chia lượt chơi, được không ạ?
5. THÔNG BÁO HẬU QUẢ CHO LẦN TỚI
– Sau khi đã thống nhất cách hành xử khác đi, cha mẹ cũng cần tuyên bố hậu quả nếu như lần sau dù đã biết cách hành xử phù hợp, con vẫn hành động theo cách cũ. Để con hiểu việc hành xử theo cách cũ là điều không còn phù hợp và không được chấp thuận, cũng như học cách chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình.
Ví dụ: Nếu lần sau Bon vẫn tiếp tục khóc, và giằng đồ của bạn, thì mẹ sẽ để 2 bạn chơi riêng, không đến nhà nhau chơi nữa đâu đấy nhé! (Hoặc: Mẹ cất ô tô lên cao, không ai chơi món ô tô này nữa nhé! – trong trường hợp không bên nào chịu thoả hiệp)

Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???

Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!


     

    ĐỌC NGAY >>> Muốn dạy con trở thành người hạnh phúc,

    thành công phải đọc ngay bài này