KHI CON NGÃ CHA MẸ NÊN NÓI GÌ VÀ LÀM GÌ??

KHI CON NGÃ CHA MẸ NÊN NÓI GÌ VÀ LÀM GÌ??
💥 Với con nít, hiếu động ngã là điều đương nhiên, mọi em bé đều té như nhau. Nhưng cách phản ứng của cha mẹ lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời con cái sau này.
💥 Đa số cha mẹ Việt đều phản ứng sai, sai trong cả lời nói và hành vi. Hãy thử xem bạn có phạm sai lầm nào dưới đây không nhé!
☘️ Sai lầm trong lời nói:
👉Những người xung quanh nói không đúng về những gì đang xảy ra:
+ Khi em bé bị ngã rất đau ba mẹ lại nói không sao đâu, tự đứng lên đi. Điều này làm em bé rất uất ức và không cảm thấy tin tưởng ở cha mẹ. Có vẻ như những cha mẹ này theo triết lý “cha mẹ càng lạnh lùng, con càng mạnh mẽ tự lập”. Tôi đã từng thấy trường hợp con bị té ngã, bố mẹ đứng yên chờ con tự đứng dậy, tự bước tiếp đến chỗ mình. Nếu con khóc thì cha mẹ sẽ nói “Không việc gì phải khóc! Ngã thì đứng lên!”. Nếu ăn vạ không chịu đi tiếp thì cha mẹ sẽ thông báo con cứ nằm đó nếu thích, bố mẹ đi đây; xong đứa con sẽ tự động vừa khóc vừa đuổi theo. Vấn đề được giải quyết!
+ Hoặc em bé ngã rất nhẹ nhưng người lớn lại làm to chuyện lên, làm em bé sợ: Ôi giời ơi, làm sao thế này, để mẹ xem nào, xước hết cả chân tay rồi…
Dạng đánh chừa – hệ lụy là đổ lỗi – văn hóa đổ lỗi: Khi con té ngã họ vội vã lao đến bế thốc con lên và vạch tay vạch chân xem trầy trụa chỗ nào. Thấy đứa bé khóc thì lập tức vỗ bôm bốp lên nền nhà, vừa vỗ vừa hét “Cho chừa này! Làm bé ngã đau này! Rồi rồi, mẹ đánh cái nền nhà rồi, sau này nó không làm con ngã đau nữa, nín đi!”
Đây là cách xử lý rất tai hại!!! tập cho con thói xấu đổ thừa, mọi việc xấu xảy đến đều là do người khác, mình chỉ là nạn nhân mà thôi.
Và những điều vô lý khác: con đã ngã rồi lại còn bị quát, đổ lỗi cho nhau, vợ mắng chồng, chồng quát vợ: có mỗi việc trông con cũng không xong, còn để cho nó ngã…
Sai lầm trong hành vi: vồ lấy đứa trẻ để nâng lên, trong trường hợp trẻ có thể tự đứng dậy hãy để con tự đứng lên, để con trẻ trả giá, để chúng nhận được bài học.
Con trẻ học bằng ẤN TƯỢNG, bạn có nhớ ấn tượng nào đó về một sự kiện trong cuộc đời mình?
Ấn tượng khi bị vấp ngã đầu đời, cha mẹ bạn đã PHẢN ỨNG như thế nào? sau này lớn lên em bé sẽ phản ứng bằng cách như thế. Vì vậy hãy học cách PHẢN ỨNG đúng.
🌼🌼🌼 Xử lý đúng:
Dùng lời nói: Chậm rãi đi đến bên con, ngồi xuống ngang tầm với con. Tuyệt đối không hoảng hốt, không gấp gáp. Đứa trẻ sẽ phản ứng theo cách của bạn. Nếu bạn hoảng hốt, tự khắc con cũng hoảng sợ theo. Và khóc oà lên là điều dễ hiểu. Hãy bình tĩnh tiếp cận để con có thời gian nhận thức sau khi bị té đột ngột: Con có sao không? mẹ biết là con rất đau, nhưng mà mạnh mẽ lên, ổn rồi, ba/ mẹ sẽ giúp nhé! khủng khiếp lắm phải ko, rất tệ phải không? Nào xem nào có cần trợ giúp không?
Những trường hợp không ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần cấp cứu thì chúng ta có thể nói rằng: Con thấy đau ở đâu? Chỗ này đúng không? … xoa xoa chỗ đau và thổi nhẹ lên đó, nói với con rằng “Phù! Mẹ đã thổi cơn đau đi rồi! Con thấy hết đau rồi đúng không?”. Thôi, xin lỗi cái bàn đi. Con hãy tập trung vào để không va phải cái bàn nữa.
Hoặc ngã thì phải đứng lên nhé! – câu nói này sẽ trở thành mệnh thức trong đầu, sau này mỗi lần vấp ngã con sẽ tự an ủi trong đầu bằng lời (tiếng nói nhỏ) – can đảm lên.
Dạy con bằng lời và cài những lời đó vào trong tiềm thức trở thành phần hồn, trở thành mệnh thức, tự thức. Những đứa trẻ được an ủi con khi vấp ngã sau này sẽ có Khả năng tự động viên, lớn lên con sẽ biết an ủi người khác.
🌼🌼🌼 Về hành vi:
+ Sơ cứu: không xoa dầu vào vết thương trẻ ngã kể cả vết thương kín, khi đập là mạch máu, mao mạch nó dập, chườm đá để co mạch, chườm dần dần 2-3 phút. Sau 30-36h có thể bắt đầu xoa các loại dầu nóng làm máu tan.
+ An ủi, động viên: em bé cần an ủi, ôm lấy con và truyền năng lượng tốt từ trái tim, để nay mai con tự biết an ủi bản thân và người khác.
+ Săn sóc con chu đáo, ân cần và phải theo dõi đặc biệt những cú ngã đập đầu chấn động não, phải để em bé nằm nghỉ không được rung lắc, dỗ con ngủ để con nghỉ ngơi, ức chế vỏ não để cơ thể tự cân bằng.
+ Sau đó lúc hoàn hồn rồi thì mới là bài học, mới giảng đạo RÚT KINH NGHIỆM: một bước quan trọng là cùng con phân tích tại sao lại té như vậy thì lần sau con không lặp lại tai nạn như cũ.

Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???

Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!


     

    ĐỌC NGAY >>> Muốn dạy con trở thành người hạnh phúc,

    thành công phải đọc ngay bài này