Việc mong muốn trẻ nghe lời và có định hướng là điều cha mẹ nào cũng mong muốn, tuy nhiên đôi khi mong muốn trở nên khá hà khắc khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi thậm chí không muốn giao tiếp cùng bố mẹ. Hãy cùng DoSkills kiểm tra lại những biểu hiện trong bài viết dưới đây để nhận diện bản thân bố mẹ có đang quá nghiêm khắc với con hay không và tìm cách thay đổi nhé.
Bố mẹ đặt ra ra quá nhiều quy tắc cho con.
Nếu chỉ cần điểm ra được những nguyên tắc bất thành văn mà cha mẹ bắt trẻ thực hiện tại nhà, tại lớp thậm chí trong những cách ứng xử khác nhau, cha mẹ có thể xác định được những quy tắc đó là vừa phải hay vô lí. Nếu những quy tắc đó con vui vẻ thực hiện, khi ấy những quy tắc đó vừa phải và đủ dùng. Còn nếu con thực hiện theo những quy tắc bạn đề ra trong tức giận, cau có hoặc chống đối cha mẹ hãy xem xét lại tần suất, số lượng quy tắc đang áp dụng, có vẻ như cha mẹ đang sử dụng quá nhiều quy tắc trong gia đình mình.
Giải quyết việc bằng cách dọa dẫm trẻ
Nếu cha mẹ thường xuyên nói: “Mẹ sẽ không cho con chơi đồ chơi nữa” hay “Mẹ đuổi con ra khỏi nhà bây giờ” là lúc cha mẹ đang dọa dẫm trẻ quá nhiều. Hãy bình tĩnh ngồi lại nói chuyện với trẻ, chỉ ra những điều trẻ làm chưa tốt và hướng dẫn trẻ sửa sai thay vì dọa nạt để trẻ trao đổi làm việc tốt ngay lúc đó mà không ghi nhớ để thực hiện về sau.
Không sử dụng đúng tông giọng khi nói chuyện cùng con
Khi cha mẹ muốn con làm việc gì, đừng ra lệnh cho con mà hãy cùng con thực hiện chúng. Tông giọng chính là yếu tố quyết định: tông giọng cao – cha mẹ ra lệnh – con không nghe; tông giọng bình tĩnh – cha mẹ muốn con giúp đỡ – con vui vẻ nhận lời. Đôi khi chỉ cần điều chỉnh đúng tông giọng trẻ muốn nghe trẻ sẽ vui vẻ hoàn thành công việc thay vì phải chịu áp lực từ việc bố mẹ nghiêm khắc.
Tạo áp lực không đúng thời điểm.
Khi con đang bận làm một việc gì đó cha mẹ không nên bắt ép con làm sang một việc khác. Cha mẹ nên tùy theo giờ sinh hoạt hàng ngày của con, cảm xúc của con lúc đó cũng như sự cần thiết của công việc khi yêu cầu để tránh gây xung đột.
Trẻ không muốn dẫn bạn về nhà chơi.
Bất kể ở độ tuổi nào cha mẹ cũng có thể gợi ý cho trẻ mời bạn đến nhà chơi để tăng sự thân thiết của những đứa trẻ. Đứa trẻ nào cũng muốn mời bạn về nhà chơi, vì chúng muốn giới thiệu nơi mình sống với người khác, đồng thời khẳng định không gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời chúng là khi được ở nhà. Tuy nhiên nếu con bạn từ chối ngay lập tức đề nghị đó thì hãy xem lại sự khắt khe của mình.
Con trẻ phụ thuộc quá nhiều vào các phương tiện giao tiếp ảo.
Giới trẻ giờ dùng Facebook, Instagram… còn nhiều hơn việc lắng nghe, trò chuyện cùng người khác. Khi cha mẹ quá nghiêm khắc, không chịu nghe con trình bày ý kiến hay quan điểm của mình, thì đó cũng chính là lúc con sẽ nói ở trên các mạng xã hội thay vì tâm sự hay tìm cách giải quyết cùng bố mẹ. Cha mẹ hãy xem lại nếu như con không đồng ý kết bạn với mình hay tệ hơn là block (khóa) trang cá nhân với bố mẹ.
Con chỉ biết học, không có thời gian giải trí, thư giãn.
Nếu con liên tục bị vùi đầu trong việc học hành, ít khi vận động hay ra ngoài vui chơi thư giãn cha mẹ hãy xem lại sự nghiêm khắc của mình trong vấn đề học tập của con. Đôi khi do kỳ vọng của cha mẹ quá lớn khiến cho trẻ cảm thấy áp lực, từ đó trẻ chỉ có một mục tiêu duy nhất là học và không biết dành thời gian để giải trí hay thư giãn đầu óc, nếu để tình trạng này diễn ra quá lâu trẻ sẽ trở nên thụ động và không thể hòa nhập khi thay đổi khi thay đổi môi trường mới.
Cha mẹ cấm con làm mọi thứ.
Thay vì việc trẻ phải làm theo lệnh cấm của cha mẹ một cách khiên cưỡng và áp đặt, cha mẹ hãy lựa chọn cách nói nước đôi để trẻ lựa chọn cách hoạt động hoặc tìm hiểu lí do tại sao trẻ lại hành động theo ý mình như vậy. Việc cấm đoán một chiều dễ gây cho trẻ cảm giác áp lực cũng như không được tôn trọng. Bởi vậy cha mẹ hãy xem xét lại những lần mình cấm đoán con để xem sự nghiêm khắc của mình đang ở mức độ nào và điều chỉnh.
Cha mẹ cư xử với trẻ lạnh lùng.
Đây là điều gần không nên áp dụng nhiều, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Cha mẹ không nên quá lạnh lùng với con, có thể giận con hoặc không quan tâm đến con ngay khi con mắc lỗi tuy nhiên ngay sau đó hãy cùng con phân tích vấn đề đúng hay sai, nhắc nhở con rồi ôm con thật tình cảm. Việc một ông bố bà mẹ tỏ ra lạnh lùng không quan tâm, không rung động trước con có thể làm đứa trẻ đó cảm thấy cô độc, thậm chí bắt chước và hành xử lạnh lùng với những người xung quanh một cách tương tự.
Cha mẹ cần có sự cứng rắn nhất định để rèn luyện con trẻ. Tuy nhiên để trở thành một vị phụ huynh độc đoán hay hà khắc chưa bao giờ là gợi ý hay. DoSkills hy vọng thông qua bài viết này cha mẹ sẽ xem xét lại chính bản thân mình, từ đó tìm cách thay đổi để hoàn thiện trẻ nhưng không tạo ra khoảng cách giữa chính những người trong gia đình. DoSkills chúc cha mẹ thành công.
Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???
Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!