CÁCH DẠY TRẺ NÓNG TÍNH, HAY CÁU GIẬN VÀ DỄ KÍCH ĐỘNG

Những trẻ nóng tính thường hay cáu giận, khó làm chủ được cảm xúc và rất dễ tự ái, kích động. Trẻ thuộc nhóm này còn có một đặc điểm nổi trội là KHÓ TẬP TRUNG và hay GÂY HẤN. Những trẻ này rất cá tính và khó để giao tiếp được với chúng nếu ba mẹ không biết cách.
Vậy, nên làm gì khi trẻ nóng tính? Làm sao để trẻ có hành vi ứng xử trở nên tốt hơn? Bài viết này sẽ hướng dẫn ba mẹ chấp nhận tính cách của con và hỗ trợ bé một cách phù hợp nhất. Ba mẹ không thể thay đổi tính cách của con, nhưng ba mẹ có thể giúp con kiểm soát những nhược điểm trong nhóm tính cách này.

1) SỬ DỤNG CÁCH NUÔI DẠY CON TÍCH CỰC VÀ NGHIÊM KHẮC

Nghiên cứu về phong cách nuôi dạy trẻ đã chỉ ra rằng cách tiếp cận tích cực và nghiêm khắc sẽ giúp bé phát triển lành mạnh trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Những bé khó tính thường rất nhạy cảm. Ba mẹ nên tránh kiểu nuôi dạy trẻ quá HÀ KHẮC, chỉ tập trung vào các quy tắc mà bỏ qua các kết nối cảm xúc. Cân bằng những giới hạn với độ nhạy cảm rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt với những trẻ khó tính.
Việc sử dụng những hình phạt nghiêm khắc có khả năng phản tác dụng. Thay vì cố gắng kiểm soát hành vi của trẻ, bố mẹ hãy nhẹ nhàng hướng dẫn con. Đôi khi ba mẹ sẽ cảm thấy khó khăn để tương tác với con, nhưng đó lại là thời điểm trẻ cần đến sự ủng hộ của ba mẹ nhất.

2. LOẠI BỎ HÀNH VI XẤU NHẤT TRƯỚC

Làm gì khi trẻ nóng tính, cư xử không tốt và tỏ ra tiêu cực thường xuyên? Lúc này, mẹ đừng chú ý phạt con quá nhiều. Hãy ưu tiên những hành vi mà mẹ muốn sửa nhất (Ví dụ hành vi con ném đồ cần ưu tiên sửa trước thói quen khóc lóc…) Sửa đổi một hành vi sẽ dễ hơn việc ba mẹ ép con thay đổi tất cả hành vi, ép con vào khuôn khổ ngay lập tức. Khi hành vi này của con đã dần thay đổi, ba mẹ tiếp tục chuyển sang sửa đổi các hành vi khác theo lần lượt.

3. HÍT MỘT HƠI THẬT SÂU

Câu nói “đừng đổ thêm dầu vào lửa” rất phù hợp khi tương tác với trẻ nóng tính. Việc ba mẹ giữ bình tĩnh, kiên nhẫn trước hành vi của bé là rất khó. Nhưng thái độ đó sẽ giúp làm dịu cảm xúc của trẻ hơn

4. TRÁNH NHỮNG LỜI NÓI TIÊU CỰC

Người lớn thường có những lời nói tiêu cực lên những người có tính cách dễ kích động. Ba mẹ nên bắt buộc bản thân và cả những người lớn xung quanh trẻ không được sử dụng những từ ngữ tiêu cực để mô tả con. Thay vào đó hãy thường xuyên sử dụng các từ tích cực để nhắc nhở con như “nhanh nhạy, năng động, quyết đoán và kiên nhẫn”. Điều này không chỉ giúp ba mẹ dễ dàng tương tác hơn với con mà còn giúp trẻ hiểu và nhớ rằng chúng cũng có những điểm mạnh riêng cần được phát huy. Những lời nói tiêu cực có thể làm mối quan hệ giữa ba mẹ và trẻ trở nên căng thẳng, làm gián đoạn việc dạy những hành vi tích cực hơn và khiến trẻ bị tổn thương đến lòng tự trọng

Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???

Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!


     

    ĐỌC NGAY >>> Muốn dạy con trở thành người hạnh phúc,

    thành công phải đọc ngay bài này