Đừng yêu con tới mức không biết cách yêu con!
Tình yêu thường dành cho con cái là một tình cảm thiêng liêng, là bản năng của cha mẹ thế nhưng nếu nuông chiều con quá mức thì lại khiến con cái dễ bị hư hỏng. Rất nhiều những minh chứng đời thực đã cho thấy cha mẹ chỉ một mực cưng chiều con cái mà không biết từ chối những yêu cầu vô lý của chúng, không những làm hại con cái mà còn làm hại chính mình. Nếu bạn đã là những người làm cha làm mẹ, thì bạn đã dạy dỗ con cái mình như thế nào? Bạn có từng phạm phải 9 điều dưới đây không?
Có sự đặc biệt trong đối xử với trẻ
Ở trong nhà xem trẻ được xem là người có địa vị cao nhất, đặc biệt nhất, không được làm cho đứa trẻ mất vui dù một chút, có đồ ăn ngon thì đều để dành cho con ăn; sinh nhật của người lớn có thể bỏ qua, nhưng sinh nhật của con trẻ nhất thiết phải có… Như vậy, vô tình con trẻ sẽ tự coi mình là trung tâm, ý thức mình là nhất, là nhân vật quan trọng nhất trong nhà, qua thời gian lâu dài trẻ sẽ sinh ra tâm ích kỷ, dần mất đi sự đồng cảm, chia sẻ mà dẫn đến không biết quan tâm, yêu thương người khác.
Bảo vệ trước mặt con
Khi người cha đang nghiêm nghị dạy con thì người mẹ lại thường hay xen vào ngăn cản, bảo vệ con theo kiểu: “Con đang nhỏ, cần gì nghiêm khắc như thế”, hoặc đôi khi cha mẹ đang dạy dỗ con cái thì ông bà sẽ bênh cháu: “Các con không thể đòi hỏi quá cao như vậy, trẻ con khi lớn lên sẽ tự hiểu biết; ngày xưa các con bằng tuổi nó cũng đâu có làm được như nó bây giờ”. Kiểu bênh vực, che chở con như vậy thực ra là làm hại đứa trẻ mà chúng ta không hề ý thức được.
Dễ dàng thỏa mãn đòi hỏi của con trẻ
Trẻ nhỏ muốn cái gì, thì cha mẹ ngay lập tức đáp ứng cái đó, qua vài lần đứa trẻ nhận thấy đòi hỏi của nó được mọi người thỏa mãn một cách dễ dàng, càng tăng thêm đòi hỏi, nhiều khi là đòi hỏi quá đáng, nếu không được đáp ứng thì sẽ khóc lóc ăn vạ.
Thói quen lười biếng, cẩu thả
Trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ thường hay dung túng con trẻ, ăn uống, học tập, chơi đùa theo ý thích của con, không tập cho con trẻ thói quen sinh hoạt có quy luật giờ giấc. Trẻ làm gì cũng không quản, ngủ muộn, bỏ bữa không ăn, ban ngày mơ mơ màng màng, ban đêm thì coi phim, chơi game đến khuya… Một đứa trẻ có sinh hoạt như vậy, lớn lên mất đi bản tính hiếu động, bản năng tò mò tìm hiểu mọi sự vật xung quanh, khi trưởng thành sẽ thành người có tính cẩu thả, làm việc không đến nơi đến chốn.
Cha mẹ khẩn cầu, năn nỉ con cái
Ví như một mặt dụ dỗ, một mặt năn nỉ con chịu ăn cơm hoặc đi ngủ, hứa hẹn sẽ cho cái này cái kia thì con trẻ mới chịu ăn hết cơm. Tâm lý của trẻ con là càng năn nỉ thì chúng càng ưỡn ẹo, càng đề cao đòi hỏi, như vậy không những làm cho con không phân biệt được đúng sai, mà làm cho con trở thành người không có trách nhiệm, hơn nữa trong mắt trẻ sự uy nghiêm của cha mẹ cũng không còn, như vậy giáo dục con lại càng gặp khó khăn.
Làm thay con
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng: “Con còn bé để con làm việc thật tội?” hay “Bảo chúng làm việc càng thêm phiền, mình tự làm luôn cho nhanh”. Cho nên có nhiều đứa trẻ đến 3 – 4 tuổi rồi còn cần cha mẹ đút cơm, chưa tự biết mặc quần áo, 5 – 6 tuổi còn không biết làm việc nhẹ trong nhà giúp ba mẹ. Nếu cứ như vậy mãi sẽ làm mai một đi tính chăm chỉ, khi trưởng thành đứa trẻ trở nên lười biếng, vô trách nhiệm, không biết chia sẻ với mọi người.
Tâm lý sợ hãi
Trẻ nhỏ khi sinh ra vốn không biết sợ, không biết sợ nước, không sợ đêm tối, không sợ té ngã, không sợ ốm đau. Té ngã xong lại tự bò dậy rồi chơi tiếp, nhưng vì sao càng lớn lại càng nhát gan, hay khóc lóc sợ hãi? Đó là vì người lớn chúng ta tạo thành. Khi trẻ đau ốm chúng ta lo lắng bất an, trẻ té ngã chúng ta vội vàng chạy tới đỡ, chúng ta luôn mang tâm lý bất an mà theo sát bên con. Như vậy chính chúng ta, những người làm cha làm mẹ, đã tạo nên những đứa con nhút nhát, yếu đuối, chỉ biết dựa dẫm vào người khác.
Tước đoạt sự độc lập của con
Làm cha làm mẹ ai lại không thương, không nuông chiều con, coi con mình như bảo bối. Chính vì tâm lý đó, lúc nào cũng bảo hộ con chặt chẽ, cứ lo sợ con rời vòng tay mình sẽ gặp rắc rối. Như vậy tâm lý đứa trẻ dần sẽ mất tự tin, khả năng độc lập không có. Những đứa trẻ này thường hay trở thành “hổ nhà”, ở nhà thì hoành hành, nhưng ra xã hội lại nhát gan, đây chính là do thiếu tự tin mà thành.
Sợ con khóc lóc
Bởi vì ngay từ lúc nhỏ, mỗi khi con trẻ không vừa ý lại hay khóc lóc, vì yêu chiều con cho nên cha mẹ chỉ biết dỗ dành, thỏa hiệp. Nếu trẻ nhỏ quen với việc lấy khóc lóc ra dọa cha mẹ, và không được uốn nắn kịp thời thì trẻ sẽ trở thành người vô tình, ngỗ ngược, tùy hứng.
Những cái xấu là những tất yếu nảy sinh trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do những tác động trong giáo dục nhân cách của cộng đồng mà ra. Trong đó, vai trò của gia đình là không thể chối cãi. Cho nên, thay vì trách cứ hay chờ đợi phép màu, mỗi ngươi chúng ta hãy quan tâm đến con trẻ đừng nuông chiều con quá mức, hãy dạy cho chúng thành những con người không có những thói xấu mà chúng ta đang trăn trở hôm nay.
Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???
Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!