Sinh viên rất năng động, các bạn có rất nhiều thời gian rảnh vì thế nhu cầu có một công việc làm thêm giúp các bạn có thêm thu nhập phục vụ cho cuộc sống hằng ngày cũng như học tập, phụ giúp gia đình… là rất cần thiết. Các bạn đang có ý định trở thành 1 gia sư, hay đang là gia sư nhưng có những vấn đề trong việc giảng dạy của mình, các bạn cần những góp ý hay những kinh nghiệm để trở thành một gia sư giỏi…?.Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Chọn đối tượng giảng dạy
Trước khi đi dạy các bạn phải nhắm đến đối tượng giảng dạy của mình là ai? Nếu các bạn không có tính kiên trì và yêu trẻ con thì các bạn không nên chọn dạy cho các em học sinh tiểu học, nhất là lớp 1 vì các em ấy còn rất bé và mải chơi, không quan tâm tới kết quả học tập. Các em chỉ nghe lời các thầy cô trên lớp, và coi các bạn như anh chị ở nhà, nên các bé sẽ không chịu nghe lời bạn đâu.
Còn nếu các bạn ít kiên nhẫn và giỏi các môn tự nhiên như: toán, lý, hóa… thì nên chọn dạy cho các em cấp 2, 3. Còn bạn nào có vốn tiếng Anh tốt thì nên đi dạy kèm môn tiếng Anh theo đúng sở trường của mình. Mình thấy rằng các môn ngoại ngữ và năng khiếu lương rất cao và không quá nặng nề.
Nếu bạn là sinh viên chỉ nên nhận những lớp sinh viên phù hợp với khả năng của mình, đừng quá tham lam nhận những lớp lương cao giả làm giáo viên. Vì những lớp phụ huynh yêu cầu giáo viên thường là những lớp rất khó đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm đứng lớp để trị con em họ. Học sinh đâu phải dạng hiền ngồi một chỗ giống như một đứa trẻ ngoan để bạn dạy cho chúng. Chúng sẽ có rất nhiều chiêu để chọc phá và làm cho bạn chán nản và không dạy được chúng.Bên cánh đó nếu gặp các học sinh giỏi trường chuyên kiến thức và kinh nghiệm của bạn còn hạn chế bạn cũng không thể nào dạy lâu dài cho chúng được một khi lớp dạy bị gẫy thì người chịu thiệt chính là bạn đấy.
Chuẩn bị bài trước ở nhà
Đi dạy có cần giáo án không? Điều này rất quan trọng, nhất là ở những buổi dạy đầu tiên. Những buổi dạy đầu tiên các bạn nên kiểm tra trình độ của học sinh xem như thế nào từ đó các bạn sẽ soạn ra những gì cần truyền đạt cho ngày kế tiếp. Về phần bài tập các bạn có thể tự biên soạn hoặc tham khảo thêm trong các sách nâng cao và tham khảo trên mạng sau đó chọn ra những bài phù hợp với trình độ học sinh sẽ cho các em làm trong lúc học và cho các em bài tập về nhà.
Ngoài ra các đề thi học kỳ, kiểm tra một tiết, kiểm tra 15′ cũng được up lên mạng rất nhiều các bạn chỉ tìm trên mạng là ra. Các bước chuẩn bị trên sẽ giúp các bạn tự tin hơn trước những buổi dạy và trước những câu hỏi của học sinh. Hãy chuẩn bị kĩ để thêm tự tin nhé.
Làm việc gì cũng vậy muốn có thành công đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức đầu tư, đối với gia sư mới đi dạy hay gia sư có kinh nghiệm cũng thế đây là một việc rất cần thiết. Thực ra đối với kiến thức phổ thông đối với một sinh viên đại học việc giảng dạy là không khó, tuy nhiên nếu bạn chuẩn bị một chút thì sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn.
Độ an toàn cho bản thân
Các gia sư nữ thường lo bị lừa đảo, gặp phải phụ huynh xấu. Do đó lần gặp mặt đầu tiên của gia sư với phụ huynh và học sinh là rất quan trọng để chúng ta đánh giá xem xét phụ huynh như thế nào. Nếu có ai chở bạn đến gặp phụ huynh buổi đầu tiên thì càng tốt.
Nếu gặp những phụ huynh càng quan tâm đến việc học của con mình thì các bạn an tâm hơn. Việc sắp xếp thời gian dạy cũng rất quan trọng tốt nhất là các bạn nên sắp xếp dạy vào buổi sáng hoặc chiều là tốt nhất vừa giúp mình đỡ đi về khuya vừa là khoảng thời gian tuyệt vời cho cô trò có tinh thần sáng suốt để học.
Khi bạn chọn lớp dạy thêm tại những trung tâm gia sư uy tín, hầu như sẽ không có rủi ro xảy ra. Dù có nhiều gia đình phụ huynh khó tính, học sinh bướng bỉnh, học lực yếu…Nếu bạn tự tin với kiến thức và bản lĩnh của mình, có phương pháp dạy học hợp lý, giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ thành công và được coi trọng.
Tác phong sư phạm
Các bạn nhớ phải ăn mặc kín đáo, gọn gàng khi tới lớp, tránh gây mất thiện cảm với phụ huynh và làm gương xấu cho học sinh. Khi nói chuyện cùng phụ huynh phải dứt khoát, đừng cúi gằm mặt và nói lí nhí trong cổ họng. Khi dạy cần tự tin, vừa mềm, vừa rắn, giải thích đơn giản và dễ hiểu.
Các bạn nên hòa đồng, gần gũi với học sinh nhưng phải khiến học sinh tôn trọng bằng những kiến thức chắc chắn của mình. Học sinh thường bị áp lực từ bố mẹ và giáo viên ở trường về thành tích học tập, vì vậy bạn cần tạo tâm lí thoải mái cho các bé khi học bài, như vậy các bé mới có thể tiếp thu tốt được.
Tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong quá trình dạy. hãy để chế độ im lặng. Khi thật cần thiết hãy nghe và nhanh chóng kết thúc! Không được hướng dẫn học trò chơi trò chơi điện tử trong giờ học. Giữa giờ học không giải lao.
Nghỉ dạy phải xin phép và dạy bởi vì nếu bạn đến trễ học sinh ở nhà cứ thấp thỏm đợi bạn điều này sẽ làm cho phu huynh và người nhà của phụ huynh sẽ nhận xét tốt về bạn. Một đặc điểm nữa học sinh học gia sư thường là học sinh lười học bạn mà đến trễ học sinh sẽ có cơ hội để xin nghỉ và bớt giờ dạy của bạn điều này không có lợi cho bạn vì phụ huynh sẽ đánh giá bạn không dạy nhiệt tình, tận tâm và có thể sẻ tìm một gia sư khác thay thế bạn.
Tạo ấn tượng buổi đầu tiên
Buổi đầu tiên rất quan trọng. Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai. Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.
Nên dành 10 – 15′ trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn, ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn của học trò mình.
Khi đi nhận lớp, tuyệt đối không hỏi phụ huynh là “ bây giờ cháu phải dạy như thế nào”; “dạy lại từ đầu hay dạy tiếp chương trình” nói chung là những câu hỏi đại loại như vậy gia đình sẽ đánh giá bạn là người vừa không có kiến thức vừa không có kỹ năng sư phạm vì nếu đã biết dạy như thế nào thì học còn thuê bạn về làm gì?
Lấy lòng phụ huynh
Không những trước mặt các bậc phụ huynh mà trước những học trò của mình phải có một tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất: Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho học trò thấy khó chịu.
Một kinh nghiệm làm gia sư hay nữa giúp tạo thiện cảm cho những bậc phụ huynh là gia sư nên chăm chỉ đi sớm về muộn, hoặc ít nhất cũng nên đúng giờ. Bạn chỉ cần tới dạy đúng giờ và về muộn 5 phút thôi cũng đủ để các bậc phụ huynh có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn. Vào những ngày định kỳ trong tháng, hãy dành thời gian trao đổi một chút với các bậc phụ huynh về việc học của con em họ, bạn phải cho họ thấy sự tiến bộ, điểm yếu còn tồn tại và hướng giải quyết của bạn. Bạn phải luôn chứng tỏ rằng bạn là gia sư biết cách làm cho con em họ thay đổi và tiến bộ hơn.
Kiến thức là biển rộng, bạn không biết về một vấn đề nào đó là chuyện hết sức bình thường. Đôi khi có những kiến thức không khó hoặc dạng cơ bản mà mình quên bạn cứ nói thẳng. Còn những phần ngoài khả năng của bạn có thể giới thiệu học sinh tìm đến các nguồn khác nhau, kể cả hỏi thầy cô. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này coi như để học thêm, tìm hiểu và sau đó trả lời sau, việc này cũng giúp bạn học hỏi và nâng cao trình độ bản thân. Chúc các bạn may mắn và thành công với công việc gia sư của mình !
Hãy lấy lòng học sinh.
Gia sư đi dạy cũng phải hiểu rằng, tuy mình đang là người thầy nhưng đối tượng học trò của mình không giống như các học trò và thầy giáo trong các nhà trường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Nhiều khi chúng là những đứa vừa dốt, vừa láo, vừa nghịch ngợm, con nhà giàu có nên nhiều lúc gia sư còn đóng vai trò là người giữ trẻ. Bố mẹ chúng thường chẳng có thời gian để kiểm tra xem gia sư làm thế nào, mà mọi thông tin tốt hay xấu về gia sư, cần thêm hay bớt buổi dạy, cho gia sư dạy tiếp hay nghỉ luôn…, thường thông qua đứa con yêu quý của mình.
Do vậy, gia sư phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Cần phải có thêm những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan tâm để chúng nể, chúng thấy mình rất “siêu”. Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi với học sinh, nếu chúng muốn. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.
Bạn phải hiểu rằng học sinh ngày nay không phải là không thông minh tuy nhiên học lực vẫn yếu kém do không chịu học và không có hứng thú, động lực học tập nên cần phải khuyến khích động viên học sinh tạo sự hứng khởi và tâm lý thoải mái khi dạy và học điều này nói thì dễ nhưng làm thì rất khó đòi hỏi bạn phải kiên trì và nhẫn nạị.
Ngoài những lúc giảng dạy bạn có thể tâm sự với học sinh, qua tin nhắn hay trò chuyện trực tiếp, xem học sinh cần gì, thích gì?
Chọn phương pháp giảng dạy thích hợp
Học sinh có rất nhiều dạng: tuỳ theo từng trường hợp cụ thề mà bạn phải có phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh không được rập khuôn phương pháp dạy mà phải linh động và khéo léo.
Những học sinh khá nhanh nhẹn thích tự chủ trong việc học các bạn chỉ cần hướng dẫn phương pháp và cho tự làm bài tập bạn chỉ cần giám sát hướng dẫn cho học sinh những chỗ chúng chưa hiểu để chúng tự hoàn thành bài tập mà bạn giao.Tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra kỹ vì những dạng học sinh này nhanh nhẹn những hay cầu thả vì vậy khả năng sai sót của chúng rất cao cần phải uốn nắng nhanh nhưng chính xác.
Dạng học sinh khác lười động não chỉ muốn gia sư giảng giải chi tiết mặc dù những vấn đề đó xưa như trái đất tự chúng cũng có thể nghĩ ra dạng học sinh này dạy rất mệt nhưng bạn cần kiên nhẫn dạy thật chi tiết tránh việc la mắng chúng vì làm như vậy chúng sẽ đánh giá bạn dạy không nhiệt tình và sẽ báo lại với phụ huynh làm ảnh hưởng đến uy tính của bạn.
Dạng học sinh khác do trí não chậm phát triển: Dạng học sinh này học trước quên sau. Tuy nhiên các bạn phải hiểu và thông cảm vì mọi người sinh ra không ai muốn mình và con em mình như thế cả ai cũng muốn mình và con em mình giỏi giang hơn người khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có những điều mình mong muốn. Bạn phải thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh dạng này khi dạy chúng bạn chỉ cần dạy lại kiến thức mà chúng đã học trên trường,cho chúng làm lại những bài tập trên trường và cho các em làm những bài tập tương tự như những bài tập mà giáo viên ở trường đã cho các em làm là đủ. Phải cho các em làm đi làm lại các dạng bài tập đó vì “mưa dầm thấm đất” các em sẽ nhớ và sẽ ứng dụng làm được những bài tập căn bản để làm bài thi và kiểm tra. Bạn cần khéo léo động viên, chỉ cho các em thấy được ý nghĩa của câu “cần cù bù thông minh”. Khi các em đã ham học thì việc học của các em sẽ được cải thiện.
Tận dụng từng buổi dạy
Gia sư cần tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh học không vào, việc này rất quan trọng để nắm bắt được gốc rễ của vấn đề. Bạn làm được điều này tức là bạn đang thực hiện giống vai trò của một chuyên gia tư vấn. Nếu có vấn đề nghiêm trọng mà nằm ngoài khả năng của bạn thì từ chối là cách tốt nhất.
Không giảng lý thuyết lan man bên ngoài mà không liên hệ với những bài tập và giáo trình trên lớp của học sinh. Nên nói lý thuyết liên quan đến các dạng bài tập và giúp học sinh làm đầy đủ các bài tập do giáo viên cho về nhà. Có thêm thời gian thì làm tiếp các dạng bài tập tương tự và cố gắng giải hết bài tập trong cuốn bài tập nội bộ ở trường vì như thế học sinh sẽ đánh gía gia sư có nhiều kinh nghiệm đi sát chương trình học ở trường và sẽ tín nhiệm bạn hơn.
Tạo tính tự lập cho các em
Đây là vấn đề mà rất nhiều gia su không để ý đến. Ngày nay không thiếu các gia sư có kiểu làm hộ học sinh của mình để lấy điểm cao mà (cố tình) không nghĩ rằng như thế là đang làm hại các em. Hiện nay các gia đình thuê gia sư về nhà dạy cho con mình đều là những nhà khá giả. Các em thường không phải làm bất cứ việc gì vì đã có người ở làm giúp. Chính vì thế nên dần dần các em quen ỷ lại vào người khác. Bài tập thì hoặc chép từ sách giải, hoặc là nhờ gia sư làm hộ. Các em không chịu động não suy nghĩ trước bất cứ một vấn đề nào.
Học trò có thể đe dọa bạn, có thể khóc lóc làm ầm ĩ, có thể nói xấu về bạn với bố mẹ của chúng. Dù vậy, bạn cũng đừng quá căng thẳng mà vội vàng bỏ cuộc, hãy bình tĩnh để dạy dỗ chúng, gỡ rối từng tình huống một cách thông minh nhất. Thực tế dạy những học sinh lầy lội sẽ mang lại nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng tượng. Hãy chứng minh bạn là một gia sư giỏi, biết “mềm nắn rắn buông”, hãy hiểu tâm lý trẻ để chúng thật sự xem trọng lời nói của mình.
Hiện nay, để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân và phụ giúp gia đình, nhiều học sinh, sinh viên đã chọn công việc gia sư để làm thêm ngoài giờ học của mình. Trong khi có rất nhiều gia sư tự do hoặc làm việc trong các trung tâm gia sư, các em học sinh và các bậc phụ huynh có vô vàn lựa chọn. Nhưng điều họ quan tâm đầu tiên ở các gia sư chính là kinh nghiệm dạy, ôn thi. Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện kinh nghiệm làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.
Các bạn gia sư cần nhận lớp dạy hãy tham gia nhóm gia sư sau
– Các gia sư có thể tham gia bằng cách ấn vào link sau:
– Bạn cũng có thể quét mã QR sau để tham gia nhóm gia sư nhận lớp dạy:
– Hoặc các bạn có thể liên hệ trực tiếp số: 0703.105.105 (Qua cuộc gọi, SMS, zalo, Fb…)