10 câu nói khi con không nghe lời

. Thay vì: “Hãy cẩn thận!”

Hãy nói: “Những gì con cần ghi nhớ là…”
Ví dụ: “Khi sang đường con cần chú ý những gì? Những điều con cần nhớ là đi đúng vào phần đường dành cho người đi bộ, nhìn trước hoặc sau xem có xe không nhé!”
Trẻ thường có xu hướng lờ đi những câu nói mà bố mẹ lặp đi lặp lại. Thay vào đó, hãy đưa ra những lưu ý và gợi ý cho trẻ về các điều quan trọng, hoặc cung cấp cho con những chi tiết cụ thể về những gì bạn muốn chúng ghi nhớ.

2⃣. Thay vì: “Dừng la hét!” hoặc “Im lặng đi!”

Hãy nói: “Con hãy nói chuyện nhẹ nhàng…”
Ví dụ: “Con hãy nói nhẹ nhàng hoặc nói thầm thôi nhé (Bố/mẹ cũng nói nhẹ nhàng hoặc thì thầm)”, hoặc “Mẹ rất thích tiếng hát của con, nhưng em bé đang ngủ, mẹ và con cùng ra phòng khách để con được hát thật to nhé!”
Một số trẻ có giọng nói tự nhiên có thể lớn hơn người khác. Nếu con gặp khó khăn khi nói nhẹ nhàng hãy chỉ cho con nơi con có thể thoải mái nói to. Kết hợp với một cái ôm, chạm nhẹ và giao tiếp bằng mắt, thì thầm là một cách cực kỳ hiệu quả đến khiến trẻ nghe lời.

3⃣. Thay vì: “Bố nói với con 3 lần rồi đấy, làm bây giờ ngay!”

Hãy nói: “Con muốn được tự làm hay nhờ bố giúp nhỉ?”
Ví dụ: “Đã đến lúc về nhà rồi đó con. Con muốn tự mình đi giày hay để bố giúp con?”, hoặc “Con có muốn tự mình trèo lên xe hay để bố nhấc con lên?”.
Hầu hết trẻ em sẽ có phản ứng tích cực khi được lựa chọn hành động cho mình. Hãy đưa ra các lựa chọn cho con, lúc này trẻ sẽ bị kích thích và suy nghĩ về việc mình nên lựa chọn điều gì là hợp lý thay vì cứ bướng bỉnh và bị cám dỗ bởi các sự việc khác.

4⃣. Thay vì: “Mẹ xấu hổ về hành động của con quá!”, hoặc “Con phải làm như thế này mới đúng chứ!”

Hãy nói: “Qua sai lầm này con học được điều gì không?”
Ví dụ: “Hôm nay, vì điểm kém gần nhất lớp nên con bị cô giáo nhắc tên. Qua lần điểm thấp này con học được gì và con nghĩ mình cần phải làm gì để thay đổi?”
Tập trung vào động lực để thay đổi hành vi cho tương lai sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn nhiều so với việc chỉ trích và xấu hổ về hành vi sai trái trong quá khứ của trẻ.

5⃣. Thay vì: “Đừng!”, “Dừng lại!”

Hãy nói: “Con có thể…không?” hoặc “Con vui lòng…”
Ví dụ: “Con có thể đặt giày của mình vào tủ một cách gọn gàng không?”
Khi bắt phải làm điều gì đó mà chúng ta không muốn hoặc không có quyền chắc hẳn cũng rất khó chịu. Vì vậy, thay vì ra lệnh, hãy yêu cầu nhẹ nhàng những điều bạn muốn bằng những cụm từ tích cực.

6⃣. Thay vì: “Nhanh lên!”, hoặc “Chúng ta sẽ bị trễ đấy!”.

Hãy nói: “Sáng nay mẹ có một cuộc họp ở công ty nên chúng ta cần di chuyển nhanh hơn con ạ”.
Tình trạng này dễ gặp phải khi cả nhà cùng dậy muộn và có khả năng trễ giờ. Hãy để buổi sáng cả nhà được bình tĩnh hơn thì bạn có thể thúc giục trẻ dậy sớm hơn 1 chút hoặc chuẩn bị sẵn một vài đồ đạc từ tối hôm trước nhé.

7⃣. Thay vì: “Đến giờ đi rồi, đi thôi!”

Hãy nói: “Con có muốn rời đi ngay bây giờ không hay là 10 phút nữa?”
Ví dụ: “Đến giờ đi ngủ rồi, các con có muốn đi ngủ không hay muốn chơi thêm 10 phút nữa?”
Cũng giống như được lựa chọn, trẻ em cũng thích chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đặc biệt là với những đứa trẻ bướng bỉnh 1 chút. Điều này cần sự chủ động, hãy cho trẻ được lựa chọn và trẻ sẽ phản hồi tốt khi bạn nói: “Hết 10 phút rồi, chúng ta cùng nhau đi ngủ nhé!”

8⃣. Thay vì: “Không, mẹ đã nói là không mua đồ chơi mới rồi” hoặc “Mẹ không đủ tiền để mua”

Hãy nói: “Con thích món đồ này đúng không? Mẹ sẽ mua cho con vào dịp sinh nhật tới/khi con có kết quả học tập tốt cuối kỳ này”.
Bố mẹ có thể đủ khả năng để có thể mua món đồ đó cho con ngay lập tức, nhưng không nên sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con. Thay vì đổ lỗi do không đủ tài chính, hãy đưa ra giới hạn hoặc mục tiêu cho con để trẻ có được món đồ yêu thích đó.

9⃣. Thay vì: “Đừng có lèo nhèo nữa!”

Hãy nói: “Con bình tĩnh lại này, và nói rõ ràng từng câu là bây giờ con đang muốn gì”
Đảm bảo rằng con thực hiện điều bạn nói bằng cách hãy dừng mọi hoạt động và lắng nghe nhu cầu của con, cho đến khi con tự bình tĩnh và thay đổi cách nói chuyện.

🔟. Thay vì: “Con phải ngoan ngoãn!”

Hãy nói: “Con hãy tôn trọng bản thân mình và những người xung quanh nhé!”
Ví dụ khi con gặp người lớn tuổi mà chưa chào: “Bác ấy lớn tuổi hơn con, con cần tôn trọng những người lớn tuổi hơn con bằng cách chủ động chào hỏi họ trước nhé! Đây là biểu hiện của một đứa trẻ ngoan đấy!”
Hãy cụ thể và rõ ràng hơn vì trẻ thường khó tiếp thu những điều chung chung. Đối với những điều bạn cần con nhớ, hãy thực hành và cho con nhắc lại nhiều lần.

Làm thế nào để thuê được một gia sư giỏi cho con???

Phụ huynh vui lòng điền thông tin vào ô dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ lại. Nếu cần gấp phụ huynh có thể gọi điện, nhắn tin SMS, nhắn tin zalo, nhắn tin facebook bằng cách ấn vào các nút trên Website hoặc gọi điện đến số 0703.105.105. Trân trọng cảm ơn!


     

    ĐỌC NGAY >>> Muốn dạy con trở thành người hạnh phúc,

    thành công phải đọc ngay bài này